Hướng dẫn tra cứu phạt nguội ô tô mới nhất 2019

Thời gian gần đây, rất nhiều trang mạng và các diễn đàn xôn xao về vấn đề phạt nguội rất nặng đối với các phương tiện vi phạm giao thông. Tiền phạt có thể lên đến hàng trăm triệu đồng.

Thực hư việc này như thế nào chưa được xác nhận, tuy nhiên chắc hẳn bạn cũng ít nhiều lo lắng không biết mình có bị phạt nguội và dừng đăng kiểm không.

Bạn hoàn toàn có thể chủ động tra cứu lỗi vi phạm phạt nguội trên Website của cục Đăng kiểm Việt Nam một cách dễ dàng với các bước sau:

Bước 1: Truy cập website của Cục Đăng kiểm theo đường linh bên dưới và điền đầy đủ thông tin xe của bạn:

http://www.vr.org.vn/ptpublic_web/ThongTinPTPublic.aspx

Bước 2: Nhập Biển đăng ký, nhập Số tem, giấy chứng nhận hiện tại và Nhập mã xác thực, sau đó nhấn Tra cứu.

Lưu ý:

  • Đối với xe biển 5 số: biển trắng thêm chữ “T”: VD: 15A34567T (biển xanh thêm chữ “X”).
  • Với số tem, giấy chứng nhận nhập dấu “-” phân cách giữa chữ cái và chữ số: VD: KC-5823456.
  • Mã xác thực nhập 5 ký tự hiển thị bên trên VD: 0QpuV (như ảnh minh họa)

Xem số tem đăng kiểm

Mục cuối của kết quả tra cứu là “Thông báo của cơ quan chức năng liên quan đến phương tiện”. Đây chính là phần thông tin phạt nguội đối với phương tiện sẽ được thông báo.

Nếu phần này trống tức là phương tiện đó không bị phạt nguội, việc đăng kiểm diễn ra bình thường.

Còn nếu dưới mục này xuất hiện một ô màu đen với thông tin xử lý vi phạm bên trong, chứng tỏ phương tiện này chưa hoàn thành việc đóng phạt nguội và sẽ bị từ chối đăng kiểm.

Read more...

Lái xe an toàn và vui vẻ vào giờ cao điểm, tại sao không?

Nếu bạn là cư dân của một đô thị phát triển hay một thành phố lớn, hẳn bạn đã trải nghiệm cảnh lái xe vào giờ cao điểm rồi. Hãy bỏ túi những ý tưởng sau đây, và bạn sẽ kết thúc hành trình ấy một cách vui vẻ và an toàn.

1. Đi đúng phần đường của mình

Cảm giác lái xe với một hàng dài xe như thể đang đứng im đằng trước thật chẳng dễ chịu chút nào. Nhưng nếu vì nóng lòng thoát ra khỏi cảnh tắc đường mà bạn cố tình vượt ra khỏi làn, tình hình còn tồi tệ hơn nữa. Bạn sẽ mất thêm nhiều thời gian để có thể vượt qua đám đông hỗn độn vô trật tự trên đường này. Vậy, cách tốt nhất lúc này là cứ di chuyển đúng trong phần đường của mình, dù chậm nhưng chắc chắn sẽ đến đích.

2. Tuân thủ đèn giao thông

Tuân thủ đèn giao thông hoặc người điều khiển giao thông là điều kiện tiên quyết khi lưu thông vào giờ cao điểm. Khi di chuyển đúng luật, bạn sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn thay vì phải xếp hàng dài chờ đợi trong đám hỗn độn.

3. Giữ khoảng cách với xe trước

Giữ khoảng cách với xe trước khi di chuyển trong giờ cao điểm cũng là cách bạn giữ an toàn cho chính mình. Đừng vì nóng vội mà cố rồ ga tăng tốc lúc này. Bạn có thể không kịp phanh khi xe đằng trước bất ngờ dừng lại đâu.

4. Hãy nhìn về phía trước

Hãy cố gắng quan sát 2 hoặc 3 xe đi phía trước bạn. Chúng sẽ giúp bạn phán đoán và ước lượng được tình hình giao thông cũng như giúp bạn duy trì được tốc độ ổn định. Làm được điều đó, bạn sẽ tránh được cảnh vừa tăng tốc đã phải bất ngờ phanh gấp để dừng xe.

5. Nhìn qua vai

Khi đường quá đông, sẽ có lúc bạn khó mà phán đoán được tình hình khi chỉ dùng gương chiếu hậu. Khi ấy, hãy liếc qua vai để loại bỏ những điểm mù không nhìn được bằng gương nhé.

6. Chọn một tuyến đường khác

Tại sao bạn không chọn một tuyến đường khác để về nhà nhỉ? Xa hơn một chút, nhưng sẽ thoải mái và dễ chịu hơn là ngồi đợi sau một hàng dài bất tận của những chiếc xe. Lần sau, nếu tình hình tắc đường có vẻ không khả quan hơn, hãy nhanh chóng rẽ sang một hướng khác khi còn có thể nhé.

7. Hãy cho chính mình thêm một ít thời gian để về nhà

Đằng nào thì di chuyển trong giờ cao điểm cũng lâu hơn rồi. Bạn hãy chấp nhận điều đó một cách hiển nhiên và tự cho phép có thể về nhà muộn hơn một chút. Chấp nhận nó, bạn sẽ thấy sự căng thẳng của mình giảm đi một cách nhẹ nhàng.

8. Giữ bình tĩnh

Hãy nhớ rằng mọi người cũng đang bị căng thẳng vì tắc đường như bạn.Nếu ai đó vì vậy mà có hơi nóng vội khi di chuyển, đừng để điều đó ảnh hưởng đến mình. Bạn hãy cứ bình tĩnh và cư xử nhã nhặn nhé.

9. Bật xi nhan sớm hơn

Bật xi nhan sớm khi muốn rẽ sẽ giúp những xe sau hiểu ý của bạn, chủ động tạo khoảng cách an toàn cho bạn di chuyển.

10. Hạn chế quay đầu

Quay đầu lúc phố đông không phải là giải pháp hay nhưng nếu phải bắt buộc quay đầu, hãy hành động bình tĩnh và dứt khoát.

11. Hạn chế bấm còi

Bạn muốn về nhà nhanh hơn và thấy thật sốt ruột vì chiếc xe đằng trước như thể đang di chuyển với tốc độ 10km/h. Đừng nóng vội và bấm còi lúc này. Xe bạn không thể di chuyển nhanh hơn được đâu. Trái lại, tiếng còi còn làm cho người khác thêm bực mình và khó chịu đấy.

12. Nghe một vài bản nhạc yêu thích hoặc thưởng thức một món ăn nhẹ khoái khẩu nào đó

Âm nhạc thực sự có một sức mạnh kỳ diệu. Nó sẽ giúp bạn quên đi nỗi bực dọc trên đường, khiến cho thời gian như ngắn lại. Vì vậy, nếu phải di chuyển chậm trong giờ cao điểm, hãy thả lỏng mình, mở một bản nhạc nhẹ nhàng hoặc ăn một món ăn vặt yêu thích để giết thời gian nhé.

Read more...

5 thói quen gây hại sức khỏe mọi tài xế cần xem ngay trước khi quá muộn

Hãy cùng xem bạn có đang mắc phải những thói quen xấu nào dưới đây không nhé.

1. Lạm dụng đồ uống có cafein, nước tăng lực, nước giải khát có ga

Theo Cục Quản lý Lạm dụng chất gây nghiện và Dịch vụ sức khỏe tâm thần của Mỹ (SAMHSA), lượng caffeine trong một lon nước tăng lực hay café pha sẵn có thể dao động 80-500 mg. Giống như nước ngọt có ga, nước tăng lực cũng chứa nhiều đường. Một lon 250 ml chứa khoảng 27,5 g đường.

Do đó việc uống quá nhiều nước ngọt và caffeine có thể gây nghiện hay dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như đau đầu, cáu gắt, tiểu đường, ảnh hưởng xấu tới cơ thể.

2. Ăn uống không đúng bữa, làm việc ngay sau khi ăn

Đặc thù công việc khiến thời gian ăn uống của các tài xế không được cố định. Thói quen chỉ ăn khi cảm thấy đói và làm việc ngay sau khi ăn chính là thủ phạm gây ra các bệnh liên quan đến dạ dầy và tiêu hóa.

Tài xế cần duy trì ăn đủ 3 bữa, không bỏ bữa và để quá bữa, sẽ hình thành phản xạ có điều kiện, hỗ trợ bài tiết tuyến tiêu hóa, lợi cho tiêu hóa. Ngoài ra bạn cũng không nên hoạt động mạnh, làm việc trong khoảng thời gian 30 phút sau bữa ăn.

3. Nhịn đi vệ sinh và uống ít nước

Lái xe đường dài thường có thói quen đi cố tới chỗ ăn cơm, mới chịu đi vệ sinh.

Bên cạnh đó là tâm lý ngại đi vệ sinh cũng khiến tài xế uống nước ít hơn so với nhu cầu cơ thể. Cơ thể không được cấp đủ nước sẽ kéo theo các vấn đề sức khỏe như mệt mỏi, táo bón và đặc biệt các bệnh liên quan đến thận.

Thay vì uống nước ngọt hay cafe tài xế nên uống đủ lượng nước lọc mỗi ngày để tốt cho sức khỏe.

4. Ngồi quá lâu một tư thế, ít vận động

Việc lái xe liên tục hàng giờ đồng hồ, chỉ ngồi 1 tư thế lái là một thói quen xấu với các bác tài. Việc này thường kéo theo các vấn đề như nhức mỏi vai gáy cổ, đau lưng.

Bạn nên rời tay lái sau mỗi 2-3 tiếng để thay đổi tư thế, vận động tay chân trong khoảng 10-15 phút trước khi bắt đầu lại. Bạn cũng có thể tranh thủ tập một số động tác xoay người, tay chân khi dừng đèn đỏ.

Bên cạnh đó, bạn nên mua thêm đệm lưng, cổ hỗ trợ tư thế ngồi chuẩn, thoải mái hơn.

5. Ngủ nghỉ không điều độ

Theo điều 65 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định thời gian làm việc của người lái xe ô tô không được quá 10 giờ trong một ngày và không được lái xe liên tục quá 4 giờ.

Tuy nhiên thực tế nhiều tài xế lại điểu khiển vô lăng quá số giờ qui định. Thói quen này khiến các tài xế thường xuyên bị thiếu ngủ khiến mệt mỏi, ức chế thần kinh khi đang làm việc. Về lâu dài có thể đối mặt với các chứng rối loạn giấc ngủ.

Trên đây là 5 thói quen xấu mà rất nhiều tài xế mắc phải. Hi vọng các bác tài rút ra được những kinh nghiệm để khắc phục và tránh những nói quen gây hại này.

HPGo chúc bạn luôn tỉnh táo, lái xe an toàn!

Nếu thấy hữu ích, hãy Like và chia sẻ bài viết cho gia đinh người thân và bạn bè của bạn.

Read more...