Sở GTVT đưa thông báo sẽ xóa quyền điều hành xe, thu cước vận tải của Grab từ 1/4
Đầu tháng 3/2020, Sở GTVT Hà Nội đã tổ chức họp với các doanh nghiệp (DN) vận tải. Tại đây, đại diện Sở GTVT đã thông báo các nội dung mới sẽ thực hiện. Grab và các kết nối gọi xe công nghệ khác sẽ không được điều hành xe, thu cước vận tải từ 1/4.
Hà Nội xây dựng phần mềm dùng chung cho các hãng taxi, quy định dùng một màu sơn từ năm 2026
Taxi truyền thống muốn chuyển đổi thành xe hợp đồng điện tử
Hiệp hội Taxi Hà Nội vừa có văn bản gửi các cơ quan quản lý nhà nước, muốn chuyển đổi từ kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi (truyền thống) sang kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng điện tử bằng xe ô tô dưới 9 chỗ (taxi công nghệ).
Tổng Thư ký Hiệp hội Taxi Hà Nội Hồ Quốc Phi vừa ký văn bản gửi tới Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính); UBND, Cục Thuế, Sở Kế hoạch đầu tư và Sở Giao thông vận tải TP Hà Nội, kiến nghị giải đáp thắc mắc chuyển đổi hình thức kinh doanh vận tải và hình thức đóng thuế. Theo ông Hồ Quốc Phi, sau hơn 3 năm với rất nhiều lần lấy ý kiến, tiếp thu, tổng hợp, giải trình và báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Dự thảo Nghị định quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP (Sau đây xin gọi tắt là Dự thảo Nghị định) do Bộ Giao thông vận tải (GTVT) chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đã thống nhất được nhiều nội dung quan trọng trong đó đã xác định Grab, Uber…(mà người dân vẫn quen gọi là taxi công nghệ) là các doanh nghiệp (DN hoạt động kinh doanh vận tải với hình thức kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng (hợp đồng điện tử). Nội dung này được thể hiện tại Khoản 2, Khoản 7 Điều 3 và Điều 7 của Dự thảo Nghị định theo bản trình ngày 17-7-2019. Trong văn bản, Hiệp hội Taxi Hà Nội cho rằng, theo Dự thảo Nghị định thì xe ô tô dưới 9 chỗ sử dụng ứng dụng phần mềm công nghệ như Grab, Uber… không được xếp vào hình thức kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi mà được xếp vào hình thức kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng điện tử và được hưởng rất nhiều ưu đãi mà hình thức xe taxi truyền thống không có được, trong đó nổi bật nhất và dễ nhận thấy nhất đó là các ưu đãi về thuế (Grab và Hộ kinh doanh cá thể đều được áp dụng hình thức thuế khoán theo nội dung Công văn 384/TCT-TNCN năm 2017 về chính sách thuế đối với hoạt động hợp tác kinh doanh của Công ty Grab Taxi do Tổng cục thuế ban hành) và về việc lưu thông vào các tuyến đường cấm xe taxi vào giờ cao điểm. "Từ những khác biệt rõ rệt giữa hình thức kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi (taxi truyền thống) với hình thức kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng điện tử bằng xe ô tô dưới 9 chỗ (taxi Grab, Uber…), Hiệp hội Taxi Hà Nội đề nghị UBND TP Hà Nội, Tổng cục Thuế, Cục Thuế TP Hà Nội, Sở Kế hoạch và đầu tư TP Hà Nội, Sở Giao thông vận tải TP Hà Nội cùng các cơ quan tham mưu của UBND TP Hà Nội cho chúng tôi được chuyển đổi sang hình thức kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng điện tử để được hưởng các ưu đãi đặc biệt đối với loại hình kinh doanh vận tải này"- công văn của Hiệp hội Taxi Hà Nội nêu rõ và đề nghị các cơ quan quản lý giải đáp cũng như hướng dẫn các thủ tục cần thiết. "Trường hợp chưa có hướng dẫn thì các doanh nghiệp thành viên của chúng tôi sẽ thanh lý toàn bộ hợp đồng lao động với lái xe và chuyển sang hình thức cho thuê xe có được không? Lúc này người lái xe có phải đăng ký là hộ kinh doanh cá thể không? Hay chỉ ký hợp đồng thuê xe của doanh nghiệp?"- Hiệp hội Taxi Hà Nội nêu câu hỏi. Từ những khác biệt rõ rệt giữa hình thức kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi (taxi truyền thống) là các doanh nghiệp với hình thức kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng điện tử bằng xe ô tô dưới 09 chỗ (taxi Grab, Uber…), Hiệp hội Taxi Hà Nội kiến nghị tới Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội cùng các cơ quan liên quan giải đáp hướng dẫn việc họ muốn chuyển đổi hình thức kinh doanh vận tải từ kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi sang kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng điện tử, kéo theo đó "muốn thanh lý toàn bộ hợp đồng lao động với các lái xe taxi và chuyển sang hình thức cho thuê xe có được không? Lúc này người lái xe có phải đăng ký là hộ kinh doanh cá thể không? Hay chỉ ký hợp đồng thuê xe của doanh nghiệp?".Theo dantri.com.vn
Lái xe khởi kiện Grab vì nghi gian lận thuế: Mặt trái của taxi công nghệ
Tài xế nghi ngờ Grab thu 3,6% tổng doanh thu để nộp tiền thuế VAT và thuế thu nhập cá nhân nhưng không nộp cơ quan thuế, bên cạnh đó tài xế lại bị ngắt kết nối ứng dụng.
Phản ánh với báo chí, ông Nguyễn Văn H. là tài xế đối tác của Grab trong việc cung cấp dịch vụ Grabcar cho biết, Cục thuế TP HCM vừa có văn bản từ chối xác nhận số tiền thuế đã nộp của ông trong tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN) năm 2018 của Công ty TNHH Grab, lý do đưa ra là không có dữ liệu, nộp thuế. Theo lời kể ông H. từ tháng 1/2018 đến ngày 14/11/2018, ông H. là đối tác của Grab trong việc cung cấp dịch vụ Grabcar. Doanh thu ông trong thời gian từ 1/1/2018 đến ngày 14/11/2018 là gần 205,5 triệu đồng. Trong đó, tôi hưởng 75% doanh thu, tương ứng 154,1 triệu đồng và Grab hưởng 25% doanh thu, tương đương 51,4 triệu đồng. Bên cạnh việc thu phí sử dụng phần mềm 25% doanh thu, Grab còn thu 3,6% tổng doanh thu khách hàng để nộp tiền thuế VAT và thuế thu nhập cá nhân. Sau khi Grab đột ngột ngắt ứng dụng vào ngày 14/11/2018, ông H. đã nhiều lần đề nghị Công ty TNHH Grab phát hành chứng nhận đã nộp thuế VAT và thuế TNCN cho khoản thu nhập được phân chia, nhưng công ty liên tục trì hoãn. Ngày 4/4/2019, ông H. đã làm đề nghị xin xác nhận nộp thuế TNCN lên Cục thuế TP HCM lần thứ nhất. Đến ngày 9/4/2019, Cục thuế TP HCM đã có văn bản trả lời số 4786/TB-CT, trong đó nêu rõ “Không có dữ liệu về việc kê khai, nộp thuế của ông H…” Đến ngày 18/6, ông H. nhận được chứng từ khấu trừ thuế TNCN kinh doanh, do Công ty TNHH Grab ghi ngày phát hành là 12/4/2019, theo đó xác nhận khoảng thời gian từ ngày 1/1/2018 đến ngày 31/12/2018 đã nộp thuế TNCN cho khoản thu nhập chịu thuế là 154,1 triệu đồng. Nhằm xác thực thông tin trên, ông H. tiếp tục gửi đơn xác nhận nộp thuế TNCN lên Cục thuế TP HCM yêu cầu Cục thuế TP HCM xác nhận việc đã hoàn thành nghĩa vụ thuế TNCN trong thời gian hợp tác với Công ty TNHH Grab giai đoạn 1/1/2018 đến ngày 31/12/2018. Như đã nêu ở đầu bài viết, văn bản 12092/TB-CT ngày 24/6/2019 của Cục thuế TP HCM trả lời một lần nữa ghi rõ “Không có dữ liệu về việc kê khai, nộp thuế của ông H trong tờ khai quyết toán thuế TNCH năm 2018 của công ty TNHH Grab trên hệ thống của cơ quan thuế”. Điều này phải chăng đồng nghĩa với việc Công ty TNHH Grab đã thu thuế nhưng không nộp lên Cục thuế?. Trong khi đó ở chiều ngược lại, phía Grab cho rằng ông H. muốn có dữ liệu về việc kê khai nộp thuế phải liên hệ với bên Grab hoặc hợp tác xã mà ông là thành viên, hay khi làm việc với Cục Thuế TP HCM phải nêu rõ là đối tác tài xế Grab. Grab khẳng định các cáo buộc doanh nghiệp thu hộ thuế thu nhập cá nhân của tài xế nhưng không nộp lên cơ quan thuế là chưa chính xác. Toàn bộ nghĩa vụ thuế bao gồm cả khoản nghĩa vụ thu hộ của đối tác đã và đang được Grab nộp đầy đủ vào ngân sách nhà nước theo đúng kỳ thuế phát sinh. Trước lý giải của Grab, ông H. quyết định gửi đơn khởi kiện Grab lên Tòa án nhân dân (TAND) quận 10 TP HCM. Tòa án nhân dân quận 10 đã ra thông báo về việc thụ lý vụ án sơ thẩm số 11/2019/TLST-DS về việc “Tranh chấp hợp đồng dịch vụ”, khởi kiện bởi ông H. Cụ thể, ông H. yêu cầu Công ty TNHH Grab kết nối lại tài khoản của ông H. trên ứng dụng xe để tiếp tục làm việc bình thường. Ông cũng yêu cầu buộc Công ty TNHH Grab phải bồi thường thiệt hại cho ông H. là 1,25 triệu đồng/ngày tạm tính ngày Công ty TNHH Grab khóa tài khoản của ông (ngày 15/11/2018 đến ngày 15/12/2018 là 37,5 triệu đồng. Số tiền trên được tính cho đến khi kết thúc vụ án). Ngoài ra, ông H. cũng đề nghị công ty TNHH Grab cung cấp hóa đơn chứng từ mà công ty đã thu và đóng tiền thuế thu nhập cá nhân và thuế VAT là 3,6% trên tổng doanh thu từ tháng 1/2018 đến nay. Từ vụ việc của ông H. có thể thấy rõ rủi ro với tài xế đối tác của hãng xe công nghệ. Thứ nhất, rủi ro về thuế, cụ thể theo hướng dẫn cơ quan thuế thì Grab được ủy quyền thu hộ, nộp hộ nghĩa vụ thuế cho các đối tác tham gia kinh doanh vận tải. Tuy nhiên việc Grab thu nhưng có nộp hay không? Nộp đúng thời hạn hay không hoàn toàn phía tài xế không nắm được. Thứ hai, việc đối tác hãng taxi công nghệ có thể bị đơn phương ngắt kết nối ứng dụng mà không được bảo vệ. Điều này khác hoàn toàn với taxi truyền thống nơi người lao động được bảo vệ bởi hợp đồng lao động, bảo hiểm.Theo Hoàng Linh
Hai bộ thống nhất: Xe công nghệ sẽ phải lắp ‘hộp đèn’
Theo Tiền Phong Online
Đề nghị Quốc hội sớm ban hành nghị định về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô
Ông Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam (VATA) vừa ký văn bản gửi Chủ tịch Quốc hội bày tỏ quan điểm nên sớm ban hành Nghị định thay thế Nghị định 86/2014 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô nhằm đáp ứng yêu cầu về tạo sự công bằng trong cạnh tranh, quản lý và công bằng về nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước.
VATA cho rằng phải đưa ra quy định làm rõ ai là người kinh doanh vận tải, chịu trách nhiệm thực hiện các điều kiện kinh doanh vận tải (như về quản lý kỹ thuật phương tiện, lái xe; đảm bảo an toàn giao thông,…), nghĩa vụ thuế với nhà nước. Thực tế hiện nay khi áp dụng công nghệ kết nối giữa bên vận tải với khách hành khách bằng App có 2 hình thức. Thứ nhất, nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ kết nối chỉ bán hoặc cho đơn vị vận tải thuê dịch vụ; các đơn vị vận tải vẫn quyết định mức giá, kê khai thuế với nhà nước theo quy định hiện hành; tên thương hiệu đơn vị vận tải vẫn hiện diện trên App. Trong trường hợp này đơn vị cung cấp dịch vụ kết nối không phải đơn vị kinh doanh vận tải. Thứ hai, đơn vị cung cấp dịch vụ kết nối đồng thời thay mặt bên vận tải điều hành phương tiện với bên cung cấp dịch vụ kết nối. Cụ thể là mô hình GrabCar, Grab quyết định giá cước, tổ chức khuyến mãi, thu tiền cước và phân chia doanh thu giữa bên vận tải hưởng 71-80%; Grab hưởng 20-28,6%. Theo VATA, về thuế, Grab đề nghị và được Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) hướng dẫn tại văn bản số 384/TCT-TNCN áp dụng riêng cho Grab. Các hội viên đã có kiến nghị đến VATA và VATA đã có văn bản về việc đề nghị thu hồi hoặc sửa đổi văn bản số 384/TCT-TNCN để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thuế tuân thủ quy định chung. Chính vì thế, VATA khẳng định việc Khoản 2 Điều 3 dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 86/2014 làm rõ ai là người kinh doanh vận tải và phải chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các điều kiện kinh doanh vận tải và kê khai nộp thuế cho nhà nước là rất cần thiết. Đối với ý kiến còn băn khoăn xung quanh việc áp dụng khoa học công nghệ, đưa 4.0 vào quản lý hoạt động vận tải, VATA cho biết đã lấy ý kiến các Hiệp hội vận tải ô tô địa phương, đặc biệt là Hiệp hội Taxi Hà Nội, Hiệp hội Taxi TPHCM, các đơn vị cung cấp dịch vụ này như G7, Be, Emdi,… đều thống nhất nhận định, quy định như dự thảo nghị định là rõ ràng, minh bạch, cạnh tranh và thúc đẩy đưa khoa học công nghệ vào quản lý. Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cũng vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ để báo cáo kết quả rà soát, hoàn chỉnh, thống nhất nội dung dự thảo Nghị định quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Theo đó đã thống nhất nội dung quy định tại điểm c khoản 1 Điều 7 của dự thảo: “Trường hợp xe ô tô có sức chứa dưới 9 chỗ sử dụng hợp đồng điện tử phải có hộp đèn với chữ “XE HỢP ĐỒNG” gắn cố định trên nóc xe, kích thước hộp đèn tối thiểu 12 x 30 cm.” Bộ Giao thông vận tải cho rằng việc quy định gắn cố định hộp đèn trên nóc xe (lưu ý đến tâm lý, văn hóa của người thuê xe, lái xe, chủ xe... khi phải gắn cố định hộp đèn trên nóc xe) nhằm bảo đảm quản lý đúng loại hình kinh doanh vận tải, xác định rõ hình thức ứng dụng hợp đồng điện tử với loại hình taxi. Đồng thời, phân biệt với xe cá nhân (loại xe không kinh doanh vận tải), làm rõ nhận diện của các phương tiện kinh doanh loại hình này tránh tình trạng xe cá nhân trá hình để kinh doanh dẫn đến gây khó khăn cho lượng lượng tuần tra kiểm soát và công tác tổ chức giao thông đô thị và đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh, công bằng trong hoạt động kinh doanh vận tải. Quy định này, tiếp thu và được sự đồng thuận của Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, Hiệp hội Taxi Hà Nội, Hiệp hội Taxi Đà Nẵng, Hiệp hội Taxi TPHCM, một số doanh nghiệp taxi lớn và một số Sở GTVT; đặc biệt đối với nội dung quy định này cũng đã được nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế hiện nay cũng đã có một số nước như: Thái Lan, Singapore, Washington xe ứng dụng công nghệ gắn hộp đèn trên nóc xe. Theo dantri.com.vnLong đong phận đời tài xế “TAXI công nghệ”
Giữa trưa nắng, Quân mang xe về bãi vì ngồi chờ suốt 2 tiếng vẫn không thấy "nổ". Từ đợt xăng tăng giá mạnh, có hôm tài xế "taxi công nghệ" như anh không đủ tiền mua sữa cho con.
Đã qua rồi cái thời người người chạy "taxi công nghệ", nhà nhà chạy "taxi công nghệ". Thu nhập của tài xế giờ đây bấp bênh hơn bao giờ hết.
Với mức chiết khấu trên 28% với tài mới, mỗi cuốc xe coi như tài xế phải cắt lại 1/3 cho ông chủ "taxi công nghệ". Phần còn lại chi cho xăng xe, khấu hao xe, bảo dưỡng, tiền ăn và nhiều thứ phí khác như tiền hợp tác xã, định vị, đăng kiểm, phí đường bộ, bảo hiểm, tiền vay lãi ngân hàng... Số còn lại mới là tiền công chạy xe hôm đó. Đó chưa kể tiền nộp phạt vi phạm giao thông mà đôi khi lên tới hàng triệu đồng. Va chạm trên đường đồng nghĩa với ví tiền tài xế vơi đi.Nỗi niềm tài xế "taxi công nghệ"
Con phố Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội) xếp hàng dài xe trong giờ nghỉ trưa. Trong số đó có không ít xe chạy "taxi công nghệ". Họ nghỉ ngơi, ăn uống, và chờ "nổ" cuốc xe tiếp theo. Tuấn Minh, một "tài già" với 10 năm chạy taxi truyền thống và giờ chuyển sang "taxi công nghệ", thở ngắn than dài. Vốn liếng hơn chục năm chạy xe còn lại chẳng được bao. Vay ngân hàng 500 triệu đồng mua xe chạy "taxi công nghệ" từ năm ngoái là quyết định đầy may rủi của anh. "Nhà 5 miệng ăn trông chờ vào mỗi con xe này nên dù mệt đến mấy cũng phải cố gắng thôi ông ạ", anh Minh than thở. "Ngày nào kiếm được cuốc ngon chạy ngoài không qua ứng dụng còn đỡ. Những ngày nắng như thế này, điều hòa bật hết cỡ, chạy cuốc xe 25.000 đồng mà quãng đường đón khách tận 3 km thử hỏi tài xế ăn gì?", anh Minh tỏ ra ngao ngán."Đối tác" của công ty nước ngoài
Những lời quảng cáo có cánh, làm việc cho công ty nước ngoài, tận dụng thời gian rảnh rỗi, thu nhập tháng có thể lên tới 35 triệu đồng từng là thỏi nam châm hút tài xế "taxi công nghệ". Khi đăng ký lái xe cho "taxi công nghệ", tài xế được coi là "đối tác" nhưng không ít lần "đối tác" phải khóc ròng.Theo Zingme.vn
Chạy xe ôm công nghệ, thanh niên bị ‘cướp mất’ sức khoẻ và thanh xuân
Thật đáng lo ngại khi trong độ tuổi lao động mà các bạn chọn công việc vì nhàn và không bị gò bó.
Tôi sống gần khu ăn uống Phú Lâm (quận 6, TP HCM). Mỗi chiều đi làm về chứng kiến hàng chục thanh niên chạy xe ôm công nghệ các hãng đứng ngồi chờ khách đặt đồ ăn để giao mà tôi thấy thật xót xa. Không lẽ sức lao động thanh niên Việt Nam rẻ rúng đến nỗi phải ngồi nằm vật vạ đủ kiểu để chờ giao thức ăn hòng kiếm vài chục ngàn mỗi buổi tối hay sao.
Đôi khi tôi cũng đi xe ôm công nghệ và thực lòng tôi rất khâm phục nhiều bạn trẻ đang phải vất vả chạy xe ôm công nghê kiếm thêm mỗi buổi tối để lo cho cuộc sống gia đình, lo cho đứa con được đến trường đầy đủ như các bạn đồng trang lứa.
Nhiều bạn là công nhân, nhân viên bán bảo hiểm, nhân viên tư vấn bất động sản tranh thủ kiếm thêm mỗi tối để trang trải cuộc sống gia đình cũng như tránh những cuộc ăn nhậu bù khú với bạn bè.
Đây là mặt tích cực đáng hoan nghênh của xe ôm công nghệ, một công việc có thể giúp cho những người đã có việc làm có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi kiếm thêm thu nhập lo cho cuộc sống đắt đỏ tại Sài Gòn.
Nhưng điều chúng ta đáng lo ở đây là rất nhiều bạn thanh niên đang trong độ tuổi lao động sáng tạo sung mãn nhưng không có việc làm ổn định, xe ôm công nghệ là nguồn thu nhập chính của họ.
Chạy xe ôm là công việc thực sự không đem lại thu nhập tốt cũng như giúp gì nhiều cho nền kinh tế nhưng lại đang cướp đi tuổi trẻ và thanh xuân của các bạn trẻ. Một thời điểm quan trọng trong cuộc đời để học tập và cống hiến cho xã hội cũng như tạo nền tảng kiến thức và kinh nghiệm trong cuộc sống tương lai.
Còn nhớ làn sóng mới trong thị trường lao động TP HCM những năm cuối thập niên 90 đầu những năm 2000, khi những chuỗi của hàng thức ăn nhanh kiểu Mỹ như KFC, Pizza Hut (Mỹ), Lotteria (Hàn Quốc)...và các thương hiệu Việt như Phở 24 giờ, Highland Coffee phát triển mạnh, rất nhiều bạn trẻ là sinh viên năng động tham gia làm việc để kiếm thu nhập cũng như học tập được nhiều điều từ môi trường làm việc chuyên nghiệp và năng động.
Hiện nay kinh tế đất nước phát triển, nhiều trung tâm thương mại và chuỗi nhà hàng cà phê, trà sữa, cửa hàng tiện lợi... đua nhau mọc lên, những nơi này luôn trong tình trạng thiếu nhân lực, đặc biệt là nhân sự thời vụ vào buổi chiều và tối và những công việc tại những nơi này hoàn toàn phù hợp với học sinh, sinh viên và cả những bạn trẻ chưa có việc làm.
Trong khi đó, tài xế xe ôm công nghệ với phần nhiều là thanh niên trai tráng trong các bộ đồng phục xanh đỏ vàng luôn dày đặc trên mọi cung đường. Tôi hay tâm sự với họ để tìm hiểu lý do tại sao họ không đi làm thay vì chạy xe ôm. Những lý do họ đưa ra là chạy xe ôm không bị gò bó thời gian. Họ tự do, muốn thì làm, không thì nghỉ, không có cấp trên, không bị quản lý. Quả thực đây là một tư duy đáng lo ngại khi nước ta đang hướng đến mục tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại, mà công nghiệp hiện đại luôn cần những con người chuyên nghiệp, có kỷ luật và tác phong công nghiêp. Một điều chắc chắn hiếm mà có được từ những con người chỉ muốn được tự do và thoải mái.
Vài hôm trước tôi cảm thấy thật xót xa khi một anh chàng giám đốc người Nhật Bản chỉ mới 32 tuổi tweet những lời tỏ vẻ miệt thị, khinh khi một tài xế xe ôm công nghệ khi anh này vào ngồi trong một quán cà phê.
Chắc chắn anh tài xế xe ôm công nghệ không có lỗi, vì quả thật anh chẳng làm gì sai, còn nhớ khi còn làm trong một khách sạn tại trung tâm quận 1 TP HCM tôi vẫn bắt gặp những người công nhân Nhật Bản với quần áo bảo hộ lấm lem bùn đất ngồi ăn uống trong nhà hàng còn cao cấp hơn cả Starbucks nhưng không một ánh mắt khinh khi.
Mong các bạn trẻ ý thức được điều này mà hăng say lao động, học tập để chúng ta không còn bị những ánh mắt khinh chê như cách anh chàng giám đốc Nhật nhìn vào anh tài xế xe ôm công nghệ.
Theo Henry Nguyễn
Bộ trưởng GTVT: ‘Taxi truyền thống hay công nghệ đều phải gắn mào’
Trả lời chất vấn trước Quốc hội, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho rằng sẽ yêu cầu gắn mào xe công nghệ để đảm bảo công bằng với taxi truyền thống.