Tia tử ngoại ở mức cao, làm gì để tránh ung thư da

Tia tử ngoại ở mức cao, làm gì để tránh ung thư da

Ở mức độ 11, tia UV cực kỳ nguy hiểm, có thể gây bỏng, dị ứng nắng, lâu dài là lão hóa, ung thư da…

Gây bỏng trong 10 phút

     Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, các tỉnh Bắc và Trung Bộ đang bước vào những ngày nắng nóng đỉnh điểm. Đặc biệt, từ ngày 18/5, nắng nóng gay gắt xuất hiện trên diện rộng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 36-39 độ. Riêng khu vực Tây Bắc Bắc Bộ và vùng núi các tỉnh Trung Bộ có nơi xảy ra nắng nóng đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày trên 40 độ.

Ra đường trời nóng như là một cực hình

     Theo trang thời tiết World Weather Online, Hải Phòng sẽ có nhiệt độ cao nhất trong đợt nắng nóng lần này vào ngày 19/5. Theo đó, nhiệt độ cảm nhận thực tế có thể lên 46 độ C nếu ra đường vào buổi trưa và chiều; nhiệt độ thấp nhất cũng vào khoảng 32 độ C. Cùng với nhiệt độ là mức độ tăng cao của tia cực tím (UV). Cũng theo World Weather Online, chỉ số tia UV đo được tại Hải Phòng từ ngày 16/5 đến 19/5 đạt mức 11 – mức cực kỳ nguy hiểm, da có thể bị bỏng nếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khoảng 10 phút mà không được bảo vệ.

     Tia UV là sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn bước sóng ánh sáng nhìn thấy nhưng dài hơn bước sóng của tia X, không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nó là thành phần có sẵn trong ánh sáng mặt trời, mang lại cho con người một số lợi ích như giúp tổng hợp vitamin D trong cơ thể, điều trị một số bệnh về da (như vẩy nến), giúp cải thiện tâm trạng, khử trùng và tiệt trùng…

Các loại tia UV

     Tuy nhiên, đó chỉ là khi ở liều lượng vừa phải, còn tia cực tím trong những ngày nắng gắt có cường độ cao lại cực kỳ hại cho sức khỏe. Tác hại cấp tính phổ biến nhất của tia UV là cháy nắng do tiếp xúc quá mức trong thời gian ngắn. Các nhà khoa học tin rằng, cháy nắng có thể làm thay đổi và chức năng của các tế bào bạch cầu chồng bệnh trên người trong vòng 24 giờ sau khi phơi nắng. Bởi vậy, việc tiếp xúc với tia UV nhiều có thể gây hại cho hệ miễn dịch cơ thể (hệ thống bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn, vi rút, độc tố và ký sinh trùng).

     Nghiêm trọng hơn, tiếp xúc nhiều với tia UV hoặc cường độ cao có thể làm hỏng các mô mắt, gây ra “cháy” bề mặt mắt, gọi là “mù tuyết” hoặc viêm da. Các triệu chứng này thường biến mất sau vài ngày nhưng có thể để lại biến chứng. Đặc biệt, tia UV cũng là nguyên nhân của 90% trường hợp ung thư da. Nó cũng được đánh giá là tác nhân gây ung thư phổ biến nhất trong môi trường của chúng ta.

Nên mặc quần áo sẫm màu

     Thông thường, chỉ số tia UV ở mức từ 3 là bắt đầu gây tổn thương cho da; mức 8-10, thời gian gây bỏng da khoảng 25 phút ngoài nắng. Khi chỉ số tia UV từ mức 11 trở lên, da có thể bị bỏng nếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khoảng 10 phút mà không được bảo vệ. Tia UV ở mức 12 rất nguy hiểm cho sức khỏe.

     Bởi vậy trong những ngày này, khi ra đường, mọi người thời gian ngắn, mọi người cũng cần có các biện pháp bảo vệ để giảm tác hại của tia UV. Nếu có thể, hãy tránh tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian 10h-16h. Khi ra nắng cần bảo đảm các biện pháp chống nắng: Sử dụng kem chống nắng (có ký hiệu SPF tức chống tia UVB, ký hiệu dấu * hoặc + có tác dụng chống tia UVA. Chỉ số SPF càng cao, bảo vệ càng được lâu, tuy nhiên nếu quá cao sẽ gây kích ứng da). Nên bôi lại kem chống nắng sau mỗi hai giờ đồng hồ hoặc sau khi bạn tiếp xúc với nước để bảo đảm hiệu quả bảo vệ da.

Nên mặc quần áo sẫm màu khi ra đường

     Khi ra ngoài trời nắng nên mặc quần dài, áo dài tay, áo chống nắng. Đội mũ rộng vành, có chiều rộng vành trên 2,5 cm, phủ được 2/3 khuôn mặt; sử dụng dù (ô). Đeo mắt kính màu sậm, màu đen. Bịt kín khẩu trang che chắn da mặt. Sử dụng màu đen, sậm (quần áo, khẩu trang, kính râm) có tác dụng chống nắng 90%. Nên dùng khẩu trang vải dầy, dệt chéo. Khẩu trang y tế màu xanh chỉ có tác dụng cản bụi, quá mỏng, không có tác dụng chống nắng, chống tia UV.

     Bên cạnh đó, mọi người cần bổ sung đủ nước uống và chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Phổ của tia UV chia làm 3 nhóm chính

  • Tia UVA: Vùng tia này gần với vùng ánh sáng nhìn thấy (bước sóng 320-400 nm). Có thể nói, nơi nào có ánh mặt trời, nơi đó có tia UVA. Tia UVA có thể xuyên qua cả quần áo, cửa kính và gây ảnh hưởng trực tiếp đến chúng ta.
  • Tia UVB: Vùng bức xạ này có bước sóng dài hơn tia UVA (bước sóng 290 – 320 nm). Tác hại của tia UVB đã suy giảm do sự cản trở của tầng khí quyển. Vì có bước sóng nhỏ nên tia UVB dễ dàng bị chặn lại bởi cửa kính thông dụng. Tuy nhiên tác hại của tia UV này với da và sức khỏe không hề nhỏ. UVB ảnh hưởng trực tiếp đến tầng biểu bì của da, khiến da trở nên khô nẻ, sạm, cháy nắng, nám, tàn nhang, đồi mồi và kích ứng.
  • Tia UVC: Đây là vùng tia UV có năng lượng cao nhất (bước sóng 100-290 nm), có khả năng hủy diệt. May thay, tầng khí quyển đã cản toàn bộ lượng tia UVC nên chúng ta hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi “kẻ sát nhân” này.

Share this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *