6 dấu hiệu nhận biết phanh xe có vấn đề
1. Âm thanh bất thường
Âm thanh bất thường ở đây có thể là tiếng rít của kim loại hay tiếng ken két từ hệ thống phanh.- Tiếng rít của kim loại
Nếu bạn nghe thấy âm thanh như kiểu tiếng rít của kim loại khi phanh thì có nghĩa má phanh của xe đã bị mòn khá nhiều. Chúng làm bằng kim loại và âm thanh này có thể là tiếng chúng va chạm với đĩa phanh. Khi nghe thấy âm thanh này, bạn sẽ cần phải thay má phanh, một việc nên làm ngay trước khi nó gây tổn thất đến đĩa phanh và khiến bạn tốn nhiều tiền sửa chữa hơn.
- Tiếng ken két
Tiếng ken két mà bạn cảm thấy ở bàn đạp phanh có thể do càng phanh đang gặp vấn đề. Nhưng đôi khi, đó lại do má phanh đã mòn và bạn nghe thấy tiếng kim loại va vào nhau tạo nên các rãnh ở đĩa phanh. Một nguyên nhân khác tạo ra âm thanh này là do trống phanh ở bánh sau thiếu dầu phanh bởi đã lâu bạn không bảo dưỡng chúng. Guốc phanh (một thành phần tựa như má phanh ở bánh trước tạo áp lực lên trống phanh để làm chậm tốc độ của phương tiện) do thiếu dầu trong xi lanh nên không thể di chuyển trơn tru vào tạo nên những tiếng va chạm như tiếng kim loại cà vào nhau.
Nếu bạn nghe thấy bất kỳ âm thanh nào trong những âm thanh trên, hãy kiểm tra lại hệ thống phanh của xe ngay lập tức để giảm thiểu những chi phí tốn kém không đáng có về sau.2. Đèn cảnh báo phanh sáng
Khi đèn cảnh báo phanh chuyển đỏ hoặc vàng thì điều đó có nghĩa hệ thống phanh của bạn đang có vấn đề và bạn cần dành thời gian kiểm tra nó.
3. Xe bị lạng khi phanh
Điều này có nghĩa ống thắng dầu hay càng phanh đã bị hỏng. Khi càng phanh bị hỏng, lực ép của má phanh lên đĩa phanh sẽ không đều khi bạn phanh dẫn đến hiện tượng xe bị lạng.
4. Bánh xe bị rung lắc khi phanh
Bánh xe bị rung lắc khi phanh có thể bắt nguồn từ một trong ba nguyên nhân sau:
- Do đĩa phanh không còn trơn láng
Đĩa phanh là một chiếc đĩa kim loại lớn gắn với mặt trong của bánh xe trước. Khi bạn đạp chân phanh, các má phanh sẽ tì vào đĩa phanh này và làm chậm tốc độ của bánh xe. Đĩa phanh này phải thực sự phẳng, nhẵn nhụi, thậm chí chuẩn xác cả về độ dày để có thể hoạt động hiệu quả.
Qua thời gian dài sử dụng, bề mặt của đĩa phanh sẽ không còn hoàn hảo nữa. Chúng có thể sẽ bị rỉ sét và nhiệm vụ của thợ cơ khí khi bảo dưỡng hệ thống phanh là làm nhẵn lại bề mặt này. Đây là công việc cần được tiến hành một cách chính xác phù hợp với thông số kỹ thuật của chiếc xe. Chỉ một khác biệt rất nhỏ về độ dày của đĩa phanh, có thể là một phần nghìn của 1cm cũng có thể gây ra sự chao đảo khi bạn phanh.
Bề mặt đĩa phanh không phẳng cũng khiến đĩa phanh va chạm với má phanh khi xe di chuyển, khiến cho vật liệu đệm từ má phanh dính lại đĩa phanh và khiến xe chao đảo khi phanh.
- Do càng phanh không nhả hợp lý
- Do bánh xe hoặc phanh không được lắp đặt chính xác
Nguyên nhân thứ ba bắt nguồn từ việc bạn đã không cân chỉnh và lắp đặt chính xác các đai ốc khi thay lốp, khiến cho bánh xe và phanh không ở vị trí hoàn hảo của nó. Khi đó, đĩa phanh sẽ tạo ra những tiếng động lạ, sớm bị mài mòn cũng như bị giảm tuổi thọ.
5. Cảm giác đạp phanh quá dễ dàng hoặc quá sâu
Thông thường, với phanh điện, khi bạn nhấn phanh, phanh dừng cách mặt sàn xe từ 1.5 – 2cm là hợp lý. Nếu bạn sử dụng cả phanh tay, khoảng cách với mặt sàn là 4 – 5cm.
Nếu bạn nhận ra có sự khác biệt trong lực cản khi đạp phanh, có thể là dễ dàng hơn , hay bàn đạp bị chìm xuống thảm sàn khi bạn nhấn chân thì đó là dấu hiệu bạn nên kiểm tra phanh ngay lập tức. Đó có thể là do trong hệ thống phanh có khí hay bị ẩm, hoặc vấn đề đến từ xilanh chủ.
Xi lanh chủ là bộ phận chính tạo nên lực đẩy cho hệ thống phanh của xe. Nó có một bể chứa dầu phanh. Khi bạn đạp phanh, dầu phanh được xi lanh đẩy qua một đường ống mỏng tạo nên áp suất thủy lực. Nếu dầu phanh bị rò rỉ, không còn đủ để tạo áp lực thì các má phanh sẽ khó để tiếp cận được với đĩa phanh.
6. Mùi khét khi đang lái xe
Khi rà phanh liên tục trên đường dốc, bạn ngửi thấy mùi khét rõ rệt của hóa chất thì có nghĩa phanh hoặc bộ ly hợp của xe đã bị quá nhiệt. Hãy tìm một chỗ an toàn và dừng xe ngay lập tức, kiểm tra lại hệ thống phanh tay và đảm bảo rằng chúng đã được nhả hoàn toàn. Lúc này, bạn phải kiên nhẫn đợi cho hệ thống phanh nguội đi trước khi khởi hành tiếp. Nếu cứ tiếp tục đi, dầu phanh sẽ bị đun nóng đến sôi và làm hỏng hệ thống phanh của xe.
Không phải tiếng động hay biểu hiện lạ nào khi phanh cũng xuất phát từ hệ thống phanh. Nó có thể chỉ là tiếng rít vô hại từ một số loại vật liệu trong má phanh, hay có thể có bụi hoặc hơi ẩm ở đâu đó trong hệ thống phanh, và việc bạn cần làm chỉ đơn giản là bổ sung thêm dầu phanh.
Mấu chốt là bạn phải thực sự nắm rõ được vấn đề mình đang gặp phải là gì. Nếu không rõ, bạn nên đưa xe đến gara để những người thợ chuyên nghiệp kiểm tra xe cho bạn. Chỉ một phút chần chừ, bạn càng tiến gần hơn đến những nguy hiểm bất ngờ xảy đến trong tương lai cũng như sẽ phải bỏ ra thêm những khoản tiền không đáng có.
Vậy, làm sao để bạn nhận biết được các vấn đề của phanh khi đang lái xe?
1. Quan sát khi lái
Khi bạn cảm thấy có bất kỳ dấu hiệu khác lạ nào trong các dấu hiệu đã kể trên, hãy dừng lại và kiểm tra hệ thống phanh của xe.
2. Kiểm tra lượng dầu phanh
Khi không sử dụng xe, bạn có thể mở nắp để kiểm tra lượng dầu phanh còn trong hộp và việc này nên làm mỗi tháng một lần. Nếu mức dầu phanh quá thấp thì đó là lúc bạn nên bổ sung dầu phanh. Nhưng nếu bạn nhận thấy dầu phanh bị hao hụt dần sau mỗi lần kiểm tra thì có thể chúng đã bị rò rỉ ở một chỗ nào đó trong hệ thống. Việc kiểm tra chi tiết hơn lúc này sẽ do các thợ cơ khí chuyên nghiệp ở gara đảm nhận thay cho bạn.
Một điều nữa cần lưu ý khi kiểm tra dầu phanh là màu của chúng. Khi dầu phanh còn mới, chúng sẽ ở trạng thái trong hoặc hơi mờ. Nếu dầu đã cũ và bẩn, chúng chuyển sang màu tối và đã đến lúc bạn cần thay thế dầu phanh cho xe của mình.3. Tháo bánh để kiểm tra hệ thống phanh
Nếu có thời gian, bạn nên tháo hẳn lốp xe ra để kiểm tra tình trạng của đĩa phanh trước. Quan sát xem đĩa phanh có phẳng không, có bị cào xước, rỉ sét hay dính vật lạ nào không.
Trên đây là những lưu ý về phanh và cách phát hiện ra các vấn đề về hệ thống phanh. Hi vọng bài viết đã đem lại cho các bạn những thông tin hữu ích và giúp bạn an tâm hơn khi vận hành xe của mình.
Tia tử ngoại ở mức cao, làm gì để tránh ung thư da
- Tia UVA: Vùng tia này gần với vùng ánh sáng nhìn thấy (bước sóng 320-400 nm). Có thể nói, nơi nào có ánh mặt trời, nơi đó có tia UVA. Tia UVA có thể xuyên qua cả quần áo, cửa kính và gây ảnh hưởng trực tiếp đến chúng ta.
- Tia UVB: Vùng bức xạ này có bước sóng dài hơn tia UVA (bước sóng 290 – 320 nm). Tác hại của tia UVB đã suy giảm do sự cản trở của tầng khí quyển. Vì có bước sóng nhỏ nên tia UVB dễ dàng bị chặn lại bởi cửa kính thông dụng. Tuy nhiên tác hại của tia UV này với da và sức khỏe không hề nhỏ. UVB ảnh hưởng trực tiếp đến tầng biểu bì của da, khiến da trở nên khô nẻ, sạm, cháy nắng, nám, tàn nhang, đồi mồi và kích ứng.
- Tia UVC: Đây là vùng tia UV có năng lượng cao nhất (bước sóng 100-290 nm), có khả năng hủy diệt. May thay, tầng khí quyển đã cản toàn bộ lượng tia UVC nên chúng ta hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi “kẻ sát nhân” này.
5 việc cần làm để lái xe an toàn dưới trời mưa
1. Giảm tốc độ, hạn chế phanh gấp
Nước mưa kèm với bụi đường khiến đường trơn trượt, giảm độ ma sát. Khi di chuyển trong thời tiết mưa gió, bạn nên giảm tốc độ, gia tăng khoảng cách với xe phía trước. Đường trơn trượt khiến độ nhạy của phanh kém hơn, bạn hãy hạn chế phanh gấp, luôn nhớ giảm ga hoặc rà nhẹ chân phanh để giảm tốc độ.2. Bật đèn pha
Nước mưa khiến tầm nhìn của tài xế bị giảm đi đáng kể. Bật đèn pha vừa giúp bạn dễ quan sát hơn lại vừa giúp người khác nhìn thấy bạn dễ dàng hơn.3. Tránh xa những xe có tải trọng lớn
Những xe có tải trọng lớn như xe tải, xe buýt thường có cấu tạo lốp xe lớn. Nếu di chuyển gần, ước từ những chiếc lốp này có thể tạt vào kính chắn gió chiếc xe của bạn khiến tầm nhìn bị hạn chế đi nhiều.4. Điều chỉnh nhiệt độ máy lạnh hoặc hệ thống sấy kính
Trời mưa thường khiến nhiệt độ giảm đáng kể. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa trong và ngoài xe khiến kính lái bị mờ do ngưng tụ hơi nước. Bởi vậy bạn nên chú ý điều chỉnh nhiệt độ điều hòa xe cho phù hợp hoặc sử dụng hệ thống sấy kính để vừa đảm bảo nhiệt độ dễ chịu nhất cho người trong xe và tránh hiện tượng mờ gương xe.5. Phủ nano chống đọng nước cho kính chắn gió
Sự ra đời của loại dung dịch này đã hỗ trợ rất hiệu quả trong việc cải thiện tầm nhìn cho tài xế và khắc phục nhược điểm của cần gạt mưa khi di chuyển trong điều kiện thời tiết mưa. Nước mưa bị phân tán ngay khi tiếp xúc với bề mặt kính chắn gió được bao phủ chất chống thấm. Giọt nước mưa tròn hơn và nhanh chóng trôi đi khỏi kính thay vì loang lổ và để lại vết trên bề. Bên cạnh đó dung dịch cũng giúp cải thiện tầm nhìn vào ban đêm bằng cách giảm độ chói.Hướng dẫn tra cứu phạt nguội ô tô mới nhất 2019
- Đối với xe biển 5 số: biển trắng thêm chữ "T": VD: 15A34567T (biển xanh thêm chữ "X").
- Với số tem, giấy chứng nhận nhập dấu “-” phân cách giữa chữ cái và chữ số: VD: KC-5823456.
- Mã xác thực nhập 5 ký tự hiển thị bên trên VD: 0QpuV (như ảnh minh họa)
Tại sao con người bị say xe và một vài mẹo giúp bạn phòng tránh
Đó là một thực tế, con người mới chỉ bắt đầu đi ô tô trong vài trăm năm gần đây, so với hàng triệu năm tiến hóa
Tham khảo Scienceslert, Popsci
Du lịch dịp 30/4 Hải Phòng: Lo ‘vỡ trận‘ đường ra Cát Bà, bến phà Gót mở xuyên đêm
Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 tới đây, bến phà Gót - Cái Viềng (TP. Hải Phòng) sẽ hoạt động 24/24 giờ với 5 phà to, 4 phà nhỏ và 150 người làm việc để phục vụ khách du lịch đến đảo Cát Bà (huyện Cát Hải, TP. Hải Phòng).
Thông tin từ UBND huyện Cát Hải hôm nay (25/04) cho biết, mùa du lịch năm 2019 dự kiến đảo Cát Bà có thể đón hơn 2,7 triệu lượt khách du lịch. Trong đó, phần lớn lượng khách sẽ dồn vào các ngày cuối tuần và đặc biệt là dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 sắp tới nên khả năng bến phà Gót – Cái Viềng xảy ra tình trạng ùn tắc, khó lưu thông là rất cao.